
Theo tiêu chí màu sắc
- Vang trắng
- Vang đỏ
- Vang hồng
- Vang xám
Phân loại theo lượng đường ngẫu nhiên thì có
- Vang khô (vin sec): chứa dưới 2g đường trong một lít rượu
- Vang bán khô (demi-sec): từ 2g đến 30g đường/lít
- Vang mềm (moelleux): từ 30g đến 50g đường/lít
- Vang ngọt (liquoreux): trên 50g đường/lít
Phân loại theo lượng đường thêm vào thì có
- Vang brut tự nhiên: không thêm đường
- Vang extra-brut: thêm đến 6g đường/lít rượu
- Vang brut: thêm đến 15g đường/lít
- Vang extra-sec: thêm từ 12g đến 20g đường/lít
- Vang sec: thêm từ 17g đến 35g đường/lít
- Vang demi-sec: thêm từ 33g đến 50g đường/lít
- Vang dịu (doux): thêm trên 50g đường/lít
Phân loại theo sự có mặt của chất gaz thì có
- Vang êm: không có bọt khí. Khi đạt 20 độ thì lượng khí carbonique nhỏ hơn 1 gram/lít rượu. Đa số rượu vang là loại “êm”.
- Vang sủi: có bọt khí. Vang sủi lại có nhiều loại như vang ít bọt (perlant), vang bọt vừa phải (petillant) hay vang nhiều bọt (mousseux) mà tiêu biểu là rượu champagne.
Phân loại theo tiêu chí tuổi thọ
- Vang “trẻ”, vang “mới”, vang “của năm” (vin primeur): là loại vang được rao bán ngay sau khi “thu hoạch” thường chỉ 2 tháng sau khi rượu lên men. Tiêu biểu nhất là Vang Beaujolais.
- Vang “để dành” (vin de garde), loại vang phải để lâu trong hầm rượu và càng lâu càng ngon. Vang loại này thường phải chờ ít nhất từ 3 đến 5 năm mới có thể mang ra uống.
Ngoài ra còn có những tiêu chí khác để phân loại vang
- Vang hương liệu (vin aromatisé)
- Vang sinh thái (vin bio)
- Vang không cồn (vin sans alcool)
- Vang núi (vin de montagne)
- Vang “hàng hiệu” (vin de marque)
…..
Lưu ý: Những “vang vàng Trung Hoa” (vin jaune chinois), “vang cọ” (vin de palme), “vang chín” (vin cuit) chỉ là tên gọi một số loại nước uống chứ không phải van theo đúng nghĩa. Các loại chất lỏng này được làm ra mà không qua quá trình lên mang của nước nho.